I. LÝ DO HÌNH THÀNH BIỆN PHÁP.
1. Cơ sở lý luận.
Như
chúng ta đã biết xã hội ngày càng phát triển, công nghệ đóng một vai trò lớn trong công việc, giải trí của mỗi người. Và tất nhiên trẻ em sẽ
rất dễ bị ảnh hưởng sâu sắc khi hằng ngày
bên cạnh chúng lúc nào cũng có những thiết bị điện tử như: điện thoại di động, máy nghe nhạc Ipod, Ipad,
truyền hình cáp, Internet, video game hay
bất kỳ một thiết bị công nghệ điện tử nào khác.
Ngày
nay, chiếc điện thoại hay tivi được xem là "cứu tinh" của nhiều bậc phụ huynh. Mỗi khi cho trẻ ăn, khi người lớn muốn giặt giũ, nấu ăn... họ
bật tivi để có thể an tâm làm việc, vì
đứa trẻ sẽ ngồi lì với chiếc điện thoại hay trước tivi mà chẳng đi đâu. Một số người biện hộ rằng trẻ xem tivi
cũng tốt, vì chúng không chơi các trò mất
an toàn khác, lại học được nhiều thứ hay.
Điện
thoại thông minh hay còn gọi là smartphone, là thiết bị di động không chỉ dùng để liên lạc gọi điện hay nhắn tin mà còn chứa nhiều ứng dụng
trò chơi giải trí khác nhau. Nghiện sử
dụng điện thoại thông minh là hiện tượng con người bỏ quá nhiều thời gian để tiếp xúc với điện thoại mà
quên đi những hoạt động thực tế ngoài
cuộc sống. Đặc biệt hơn, hiện tượng này đang bùng phát ở trẻ nhỏ. Các công nghệ này dần dần trở thành một chất “gây nghiện”
vô hình ở trẻ. Nhiều trẻ không được bố mẹ
hoặc người lớn chỉ dẫn đã trở thành nạn nhân của “kẻ săn mồi” internet
và một số trẻ khác thì nghiện video game, làm cho chúng không có thời gian để tiếp xúc, kết thân, vui chơi với các trẻ khác,
điều này thật sự nguy hiểm vì sẽ làm ngày
càng tăng tỷ lệ các trẻ bị mất tập trung, chậm nói hay trầm cảm, cô đơn và tự ti khi trẻ giao tiếp với bên ngoài.
Khi
được trò chuyện, trao đổi với các phụ huynh trong lớp, có rất nhiều phụ huynh đã chia sẻ rằng gia đình vì quá bận rộn với công việc mà quăng cho
con mình chiếc điện thoại hay Ipad để trẻ
tự chơi đùa mà không quấy khóc. Hay cho con
mượn điện thoại khi cha mẹ đang có khách, đi làm đẹp, hay cả trong những
shoping, siêu thị, cửa hàng,.. Điều này thực sự
gây ra những hậu quả không nhỏ tới sự
phát triển những kỹ năng sống của trẻ, khả năng giao tiếp và sự tập trung chú
ý.
Tiến sĩ
Devra Davis, một trong những người được có uy tín và kinh nghiệm lâu năm nghiên cứu về sự nguy hiểm của điện thoại di động cho biết:
“Việc tiếp xúc với bức xạ từ điện thoại
có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe như: Làm thay đổi AND, thay đổi tuần hoàn não, tổn thương dây cột
sống, ảnh hưởng tới khả năng học hỏi,...
Nếu bạn không cai nghiện điện thoại cho trẻ sớm, bé nhà bạn sẽ có nguy cơ bị ung thư não gấp 4-5 lần so với những
đứa trẻ khác không sử dụng điện thoại hay
máy tính bảng. Ngoài ra, trẻ nghiện điện thoại thông minh còn có thể bị tử kỷ chỉ vì giao tiếp một chiều, không gần gũi
với cha mẹ, hạn chế khả năng giao tiếp và
học hỏi, mất ngủ, dễ béo phì. Tính cách của trẻ cũng hung hăng hơn, dễ nổi cáu và thậm chí đãn tới bệnh tâm thần nếu bạn
không cai nghiện điện thoại cho trẻ kịp
thời”
2. Cơ sở thực tiễn
Theo
thống kê cho thấy những ứng dụng trẻ em hay xem như Youtube Mạng xã hội chia sẻ
video từ hàng triệu người sáng tạo trên toàn thế giới đăng tải. Hiện nay có rất nhiều trường hợp những người đăng tải lên nền tảng này
mà không để ý quá nhiều về nội dung, trẻ
xem dễ làm theo điều không tốt. Hiện nay ở nhiều gia đình, có nhiều trường hợp
ghi nhận tình trạng “nghiện sử dụng điện
thoại thông minh”, “nghiện tivi”. Mỗi khi các cháu đi lớp thì không sao, cứ ngày nghỉ ở nhà hoặc giờ đi học về là các cháu
chỉ làm bạn với “tivi, điện thoại” cha mẹ
không có cách nào ngăn cản được. Đây
là vấn đề cực kỳ nguy hiểm cho các bé và sự phát triển của chúng trong tương lai không chỉ về sức khỏe như mắt, thể chất mà
còn ảnh hưởng lớn đến tâm lý. Vì vậy câu
hỏi đặt ra cho các bậc phụ huynh là làm thế nào để cai nghiện Smartphone, cai nghiện ti vi cho trẻ?
Bản
thân tôi là một giáo viên mầm non trẻ, với gần 15 năm trong nghề, qua quá trình chăm sóc giáo dục trẻ trên lớp đã nhận thấy
sự khác thường trong việc tập trung chú ý
của trẻ trong hoạt động. Và đặc biệt qua sự trao đổi, chia sẻ với các bậc phụ huynh, tôi cảm thấy rất băn khoăn, trăn trở
rằng mình cần làm gì, có biện pháp nào để
giúp các bậc phụ huynh trong việc đồng hành cùng con tại nhà mà hạn chế tối đa việc lạm dụng thiết bị điện tử. Chính vì
vậy bản thân tôi đã đi
sâu vào nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp phối hợp cùng phụ huynh giúp
trẻ mẫu giáo 5 tuổi hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử” nhằm mục đích giúp các con sử dụng các thiết bị điện tử đúng cách và khoa học hơn.
3.
Thực trạng
Qua
trao đổi với đồng nghiệp trong trường và qua nhiều năm đứng lớp mẫu giáo. Năm học 2023-2024 tôi được nhà trường phân công
dạy lớp mẫu giáo 5 tuôi I ngay từ đầu năm
học nhận cháu vào lớp, bản thân tôi đã tích cực trò chuyện với các cháu và trao đổi với các bậc phụ huynh để hiểu về
nhận thức cũng như đặc điểm tâm sinh lý
của từng cháu. Khi đó tôi biết rằng, rất nhiều các bạn trong lớp 5 tuôi I đã biết sử dụng một số các ứng dụng trên điện
thoại như youtube hoặc các ứng dụng trò
chơi khác nhau. Nhiều bạn chỉ cần có chiếc điện thoại trong tay, hay được mở ti vi là trẻ sẵn sàng ngồi một góc xem cả ngày
không biết chán. Chỉ cần rời điện thoại
ra hay tắt ti vi đi là khóc mếu đòi bố mẹ lấy lại ngay. Vì thế mà phương pháp bố mẹ dỗ con cái bằng cách đưa điện thoại
đang khá phổ biến tại các gia đình phụ
huynh lớp 5 tuôi I. Mỗi khi trẻ chơi điện thoại hay xem ti vi quá nhiều, cha mẹ đã có những cách làm như sau:
Đột ngột tịch thu
điện thoại:
Nhiều bố mẹ nghĩ rằng trẻ con “không biết gì” nên chỉ cần tịch
thu điện thoại
là có thể bỏ được thói quen nghiện “smart phone” của trẻ. Quát mắng, dùng đòn roi để bắt bé không xem điện thoại. Phương pháp này khá
phổ biến và được rất nhiều phụ huynh áp dụng với quan niệm rằng: “Thương cho
roi cho vọt”, nếu không nghiêm khắc trẻ sẽ không sợ mà thay đổi, tiến bộ.
Cài đặt hình nền ma quỷ, vẽ quầng thâm
mắt...để dọa bé sợ để tránh xa điện thoại
Để chấm dứt tình
trạng cứ về đến nhà là đòi điện thoại, khi ăn là điện thoại, một
số mẹ đã tải các hình nền có khuôn mặt ma quỷ đáng sợ trên mạng hoặc mua
ốp điện thoại hình con vật mà bé rất sợ như:
gián, chuột, rắn,.. Nguy hiểm hơn nữa, một số mẹ khi bé ngủ còn vẽ quầng thâm vào mắt bé, nói dối con là do con
xem nhiều điện thoại nên bị như thế để hù
dọa trẻ. Nhiều người nghĩ rằng, với “độc chiêu”
này, bé sẽ sợ hãi, lâu dần từ bỏ việc xem các video trên điện thoại.
Một cách nữa mà phụ
huynh nào cũng áp dụng đó là lấy cô giáo ra hù dọa các
con. Ba mẹ thường nói với con rằng: Mẹ gọi cho cô giáo đấy, mai mẹ đến mẹ
bảo cô giáo là ở nhà con chưa ngoan.
Khi trao đổi được ba mẹ phản ánh về tình trạng các con ở nhà
cô giáo đã có cách giải quyết như sau:
Giáo
dục, nêu gương: Thông thường khi được phụ huynh nhờ “nhắc cháu” vì đối
với phụ huynh trong mắt các con “ cô là tất cả”. Chính vì vậy cô cũng gọi học sinh đến âu yếm và nhắc nhở trẻ không được đòi
bố mẹ điện thoại, cô giáo dục trẻ như thế là chưa ngoan rồi sau đó cô nhắc nhở trước
lớp để “răn đe” cả những trẻ khác.
- Thưởng, phạt bé
ngoan: Sau khi cô quán triệt và nhắc nhở trước lớp, cô tiếp
tục trao đổi và trò chuyện với phụ huynh về tình trạng cải thiện ở nhà như thế
nào? Nếu trẻ nào ngoan hơn, biết nghe lời cô thì
cô sẽ thưởng bé ngoan cuối tuần, và ngược
lại, nếu bạn nào cô được biết về nhà chưa ngoan thì trẻ sẽ bị phạt “Không
được” bé ngoan của tuần đó.
Qua
bảng khảo sát và qua những cách làm trên của cô giáo và phụ huynh tôi nhận thấy được những mặt thuận
lợi và khó khăn sau:
Về thuận lợi
- Một số phụ huynh ý thức
rất rõ về tác hại của điện thoại gây nên đối với sức khỏe của con em từ đó giáo
dục trẻ không sử dụng điện thoại.
- Một số
phụ huynh tìm hiểu thêm các biện pháp giáo dục trẻ đơn giản trên mạng để giáo
dục trẻ hằng ngày.
- Nhiều trẻ có ý thức rất
cao sau khi được bố mẹ, người lớn giáo dục trong việc sử dụng điện thoại và bố
mẹ rất an tâm.
-
Giáo viên luôn khắc phục mọi khó khăn và không ngừng học tập, rèn luyện và nâng
cao chuyên môn nghiệp vụ. Vừa phải thực hiện nghiêm túc các cuộc vận động của
các cấp, của ngành phát động. Đặc biệt là phong trào “Xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực”.
- Và không thể không kể
đến đội ngũ giáo viên trường tôi là một tập thể có truyền thống đoàn kết, ngôi
trường thân thiện, đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên nhà trường là những người
có tâm huyết yêu nghề mến trẻ, chúng tôi luôn mong được cống hiến tâm huyết của
mình cho sự nghiệp trồng người, luôn không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng sư
phạm, chuyên môn
Lớp
luôn được sự quan tâm kịp thời và tạo điều kiện thuận lợi từ phía nhà trường: về
trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh, các tài liệu… phục vụ đủ
cho các hoạt động dạy học.
Đội
ngũ giáo viên trong trường đạt chuẩn và trên chuẩn, năng động, nhiệt tình với
công việc, ham học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn cho bản thân và tìm tòi
có sáng tạo trong trong công việc.
Trẻ
đi học chuyên cần, khỏe mạnh, nhanh nhẹn tích cực tham gia vào các hoạt động của
lớp.
Bản
thân tôi có trình độ trên chuẩn, có lòng nhiệt huyết, yêu nghề, mến trẻ luôn
tìm tòi, sáng tạo trong mọi hoạt động. Thường xuyên được tham gia các hoạt động
bồi dưỡng chuyên môn do cấp trên tổ chức.
Được
sự đồng thuận ủng hộ của phụ huynh tạo điều kiện trong việc hợp tác phối hợp cùng phụ huynh để giúp trẻ hạn chế sử dụng
điện thoại, ti vi
2.
Khó khăn
Trường
chúng tôi nằm ở địa bàn nông thôn, thuộc diện vùng kinh tế đặc biệt khó khăn cơ
sở vật chất còn thiếu thốn
Trường có nhiều điểm lẻ nên việc học tập và trao đổi
chuyên môn có phần hạn chế.
Tâm lý
trẻ em rất nhạy cảm, việc bố mẹ tịch thu đột ngột mà không có sự giải thích hay dành thời gian quan tâm đến trẻ đã khiến một số trẻ có hành động cực đoan. Thực
tế có rất nhiều trẻ tự
hành hạ bản thân khi bị bố mẹ “cách ly” điện thoại, các bạn
ấy sẵn sàng gào khóc, khi, dỗi cả tiếng đồng hồ.
Đa số phụ huynh còn trẻ tuổi nên việc
sử dụng điện thoại trước mặt trẻ còn nhiều. Phụ huynh lạm dụng điện thoại trong
việc dỗ dành trẻ, hay trong khi cho trẻ ăn cơm.
Kêt quả khảo sát trước khi áp dụng các
biện pháp. Số trẻ được khảo sát: 30 trẻ
STT |
Nội dung khảo sát |
Thường xuyên |
Ít khi |
||
Số lượng |
Tỷ lệ |
Số lượng |
Tỷ lệ |
||
1 |
Trẻ sử dụng ti vi, điện thoại xem
Youtube/ hoạt hình |
26/30 |
86% |
4/30 |
14% |
2 |
Cha mẹ sử dụng tivi, điện thoại cho
trẻ ăn/ khi làm việc riêng |
25/30 |
83% |
5/30 |
17% |
3 |
Cha
mẹ xem điện thoại trước mặt con |
30/30 |
100% |
0 |
|
4 |
Dành
thời gian trò chuyện/ chơi cùng con |
10/30 |
33% |
16/30 |
46% |
5 |
Trẻ chủ động tham gia một công việc
được giao/ các hoạt động ở trường lớp. |
10/30 |
33% |
20/30 |
66% |
III. CÁC NỘI DUNG ĐÃ TIẾN HÀNH
Nội dung 1: Tuyên truyền sâu
rộng đến các các phụ huynh về lợi ích và tác hại của việc cho con xem ti vi, điện thoại quá nhiều.
Thực tế
cho thấy rằng, nhiều phụ huynh không hề nhận ra được rằng, con mình đang bị nghiện các thiết bị điện tử. Bởi bản thân cha mẹ cũng đang
có điện thoại làm bạn khi đi làm, khi về
nhà. Chỉ cần đáp ứng cho con để yên chuyện, để con hết mè nheo cho cha mẹ làm việc.
Từ khi
nhận lớp, tôi đã lập nhóm zalo của lớp để thông báo tình hình chung của lớp và thông báo các nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường và gia đình
cần phối hợp. Nhóm zalo này mỗi gia đình
một người và hai giáo viên chủ nhiệm lớp. Ở đây cô sẽ cài đặt quyền trưởng nhóm để phê duyệt thành viên và chỉ cô giáo
là trưởng, phó nhóm thông báo thông tin
và phụ huynh lĩnh hội cùng thực hiện chứ không bình luận. Sau khi đầy đủ các thành viên của lớp ở nhóm này, tôi sẽ gửi
link để các cha mẹ tham gia nhóm zalo thứ
hai.
Một
nhóm zalo thứ hai, gồm các cô giáo trong lớp và các bậc phụ huynh trong lớp, kể cả bố và mẹ đều tham gia, ở nhóm này tôi đã đặt tên nhóm
là “5 tuôi I - Hiểu mình, hiểu con”. Đây
là nhóm trao đổi giữa cô giáo và phụ huynh về các cách chăm sóc giáo dục con, cô giáo và cha mẹ thỏa sức chia
sẻ những kinh nghiệm dạy con, những cuốn
sách hay để đọc cho con nghe hay những mẩu chuyện
thú vị cho bé mỗi giờ đi ngủ. Hay đơn giản, khi con gặp một vấn đề gì đó
như trẻ biết nói một từ lạ, trẻ có một biểu hiện
mới không tốt,.. .cha mẹ có thể lên đó
chia sẻ và nhờ các mẹ khác tư vấn, giúp đỡ. Điều này dễ dàng giúp cô giáo và
phụ huynh hiểu nhau hơn, đoàn kết hơn và cùng
nuôi dạy con tốt hơn.
Cũng chính từ nhóm zalo 5 tuôi I - Hiểu mình hiểu con này tôi cũng gửi các đường link chia sẻ về tác hại của việc cho trẻ xem ti vi điện thoại quá
nhiều, về lợi ích của việc cha mẹ đồng
hành cùng con mỗi ngày hay chia sẻ những cảnh tỉnh đối với phụ huynh khi để con tự ý xem điện thoại, ti vi mà
không có sự kiểm soát của cha mẹ.
Những
đường link cô gửi được cha mẹ xem và chia sẻ lan tỏa rất mạnh, có mẹ còn copy link và đăng tải lên zalo, facebook để chia sẻ đến nhiều ba
mẹ khác có con trong độ tuổi.
Mặt khác, tôi đã dành thời gian thảo luận sau buổi họp phụ
huynh cùng các bậc phụ huynh trong lớp
để trò chuyện về việc có nên hay không nên cho trẻ xem tivi, điện thoại. Có rất nhiều ý kiến trái chiều đưa
ra trong cuộc thảo luận đó. Một số phụ
huynh cho rằng, mình xem được thì con cũng xem được, cứ cho trẻ xem ti vi vì vẫn có những chương trình dành cho trẻ em, còn
xem điện thoại khi bố mẹ bận rộn, chẳng
sao cả.
Số phụ
huynh khác lại cho rằng xem tivi không phải là hoàn toàn có ích, nhưng nó không hoàn toàn là vô ích. Điều này là hoàn toàn đúng, và qua
các buổi chia sẻ, thảo luận chúng tôi đã
đưa ra một số điểm kết luận như sau.
Tuyên truyền voi phụ huynh về một số lợi ích của việc cho trẻ
xem ti vi đúng cách.
Khi các
bé xem ti vi hay điện thoại ta có thể thấy một số mặt tích cực từ trẻ như trẻ “ngoan hiền” hơn, ba mẹ làm được việc hơn mà không có ai quậy
phá. Nhiều trẻ em dễ dàng ghi nhớ các
đoạn quảng cáo với lời thoại thu hút. Vì những
hình ảnh động trên tivi, điện thoại rất rõ ràng, sinh động giúp trẻ dễ hiểu,
trẻ dễ nhớ bằng hình ảnh hơn là lời nói.
Các nhà
khoa học cũng nhận thấy rằng trẻ em khi xem các kênh khoa học và giáo dục thì trình độ phát triển ngôn ngữ của chúng sẽ được cải thiện
đáng kể. Học ngoại ngữ bằng cách xem tivi
hay qua các sản phẩm công nghệ sẽ tốt hơn là không sử dụng chúng. Một số chương trình dành cho trẻ em
được sản xuất cũng góp phần làm cho hành
vi và thói quen của trẻ tốt hơn.
Khi còn
nhỏ, trẻ chưa thể đi khắp nơi. Vì vậy chúng ta có thể cho trẻ tìm hiểu về các loài động vật trên thế giới bằng cách xem "Thế giới
động vật", hay đơn giản là học các
phương pháp gấp giấy origami khác nhau. Nhiều phim hoạt hình kinh điển có tác dụng trong việc tạo nền tảng cho việc
học kiến thức mới ở trường.
Do đó,
cha mẹ có thể cho trẻ xem các chương trình khoa học và chương trình thiếu nhi có ý nghĩa.
Khi trẻ
được cha mẹ đồng hành lúc học, chơi giúp con phát triển ngôn ngữ và tư duy rất tốt. Có nhiều ứng dụng trên điện thoại, ti vi phù hợp với
lứa tuổi của trẻ, sẽ kích thích não bộ
của trẻ nếu sử dụng đúng cách.
Bố mẹ xem ti vi cùng con
Tác hại
của việc xem ti vi, điện thoại mà không có sự kiểm soát của bố mẹ:
Đương
nhiên xem tivi lẫn sử dụng các thiết bị điện tử công nghệ có những tác hại dễ nhận thấy nếu cha mẹ không khống chế thời gian sử dụng hoặc
không kiểm soát được nội dung các con
truy cập vào. Cụ thể như sau:
Làm giảm khả năng tập trung, chú ý: Khi trẻ
xem tivi, trông chúng có vẻ chăm chú, tập trung, nhưng trên
thực tế, chúng lại không tích cực vận động các nhóm cơ kiểm soát sự tập trung. Đó đơn thuần là trạng thái kích thích
quá mức, sẽ phá hủy sự hình thành khả
năng tập trung. Ngoài ra xem tivi, điện thoại quá
nhiều có thể cản trở khả năng giao tiếp của trẻ. Nếu trẻ
tiếp xúc quá nhiều với các âm thanh phát ra từ tivi, điện thoại, bé sẽ khó tiếp nhận những âm thanh khác. Điều này cản
trở khả năng diễn đạt và ảnh hưởng đến
việc giao tiếp của trẻ.
Gây
tổn hại đến cấu trúc não: Xem tivi hay điện thoại quá nhiều có thể làm tổn hại cấu trúc năo. Những đứa trẻ dành hầu hết thời
gian để xem tivi, điện thoại có số lượng
chất xám trong các vùng xung quanh vỏ não trước trán, khu vực phía trước thùy trán, nhiều hơn. Tuy nhiên, phần tăng lên
này là tiêu cực vì nó liên kết với khả
năng hiểu biết về ngôn ngữ kém hơn. Nhiều người cho rằng việc cho trẻ xem tivi có thể giúp trẻ có thêm nhiều kiến thức hơn
từ các chương trình giáo dục. Tuy nhiên,
trong thực tế, việc tiếp nhận kiến thức quá nhiều chưa chắc tốt vì não của trẻ vẫn chưa hoàn thiện để chứa hết. Điều này có
thể gây tổn hạn đến chức năng nhận thức
của trẻ.
Khi
trẻ tiếp xúc tivi quá nhiều, khả năng suy nghĩ sáng tạo của trẻ có thể bị tê liệt. Một số chương trình truyền hình có thể dạy
cho trẻ kiến thức nhưng nó làm giới hạn
khả năng tư duy của trẻ. Các chương trình truyền hình thường đưa ra các hoạt động và các ý tưởng đã được chuẩn bị trước. Do
đó, trẻ sẽ không thể chủ động tự suy nghĩ
hoặc làm điều gì đó
Hành vi bất thường: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
trẻ em xem tivi, smartphone... trẻ dễ bị ảnh hưởng
bởi những nội dung truyền hình không tốt nên đã bắt chước một cách vô thức những hành động đó. Mặt khác, do trẻ em thiếu
sự giáo dục và giám sát của cha mẹ nên
chúng có những hành vi bất thường, hay cáu bẳn,
gào thét vô cớ hoặc khi không được xem ti vi, điện thoại.
Giảm
thời gian vận động, dễ béo phì: Trẻ ngồi yên khi xem tivi, điện
thoại vô tình sẽ giảm thời gian vận động rất nhiều. Nếu trẻ không chịu vận
động trong một thời gian dài dẫn đến tiêu
thụ ít calo, cơ thể ì trệ. Điều này dễ ảnh hưởng xấu đến cân nặng của trẻ. Đa số trẻ sẽ có nguy cơ bị thừa
cân, béo phì rất cao. Xem tivi nhiều sẽ
khiến trẻ không có nhiều thời gian để tập thể dục hoặc tham gia các hoạt
động thể thao.
(Hình
ảnh 2)
Thị
giác ảnh hưởng: Một số trẻ ngửa cổ khi xem ti vi, nằm nghiêng xem điện thoại điều này dễ gây ra hiện tượng lác mắt. Ánh sáng của tivi,
điện thoại và hình ảnh thay đổi quá nhanh
sẽ làm ảnh hưởng đến thị giác của trẻ. Nhiều bé bị ngứa mắt, mỏi mắt và hay chảy nước mắt.
* Biếng
ăn trầm trọng
Rất
nhiều người thấy khi mở những video quảng cáo, ca nhạc... Là con đã tự động ngồi yên lặng, nín khóc, chăm chú xem và ăn ngoan ngoãn. Lâu
dần, hình thành một thói quen khó bỏ.
Khi dỗ
trẻ ăn bằng điện thoại, việc ăn của trẻ diễn da không tự nguyện. Tạo ra phản xạ có điều kiện. Trẻ chỉ ăn khi được xem vô tuyến hoặc điện
thoại. Cảm giác thèm ăn, ăn ngon và vị
giác của trẻ mất dần.
Cũng
giống như một sự nhàm chán với một thói quen. Việc cho trẻ xem điện thoại nhiều khi ăn cũng đã không tạo sự hứng thú ăn uống của trẻ. Trẻ có
dấu hiệu lười ăn hơn kể cả khi được xem
điện thoại. Khóc lóc ăn vạ nếu không được xem những chương trình chúng muốn. Trẻ sẽ chỉ tập trung xem mà không chịu
ăn. Kết quả trẻ càng ngày càng biếng ăn.
Từ việc
nhận thức được việc “lợi bất cập hại” trên, câu hỏi đặt ra với các bậc phụ huynh và cô giáo là làm thế nào để hướng dẫn các con hạn chế thời
gian sử dụng những thiết bị điện tử đó
phù hợp với độ tuổi của trẻ trong một ngày, sao cho vừa giúp thỏa mãn nhu cầu của các con vừa giúp các con
phát triển toàn diện?
Để làm
được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa phụ huynh và cô giáo để giúp trẻ sử dụng có hiệu quả với nội dung lành mạnh, có tác dụng
tới nhận thức của trẻ mẫu giáo.
Nội
dung 2: Hướng dẫn phụ huynh một số cách “cai nghiện” cho con mà không ảnh hưởng đến tâm lý trẻ
Trẻ em
cũng giống như người lớn, để từ bỏ một thói quen là một điều không hề dễ dàng và cũng cần có một quá trình. Chính vì vậy, điều quan trọng
nhất là cần sự kiên trì, cố gắng và quyết
tâm thật cao của bố mẹ và những người thân khác trong gia đình. Để làm tốt được điều này, tôi đã đề xuất cho phụ huynh
các cách như sau:
* Người
lớn cần làm gương, hạn chế tối đa việc cho trẻ tiếp xúc với điện thoại hay ti vi.
Dẫu
biết rằng việc dùng các thiết bị điện tử quá nhiều sẽ có ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ nhưng khoa học công nghệ ngày càng hiện đại, phát triển
không ngừng, chiếc điện thoại thông minh,
máy tính bảng dường như vẫn trở thành “vật bất
ly thân’ đối với đa số ba mẹ. Có những mẹ chia sẻ rằng, cứ lên giường là cầm
điện thoại, mắt mờ đi rất nhiều cũng vì điện
thoại.
Hầu hết
các bậc phụ huynh đều hiểu rõ tác hại của việc cho con dùng điện thoại thông minh sớm và tìm cách “lấy điện thoại khỏi tay con”, thế
nhưng họ lại quên rằng chính mình cũng
phải bỏ thói quen dùng điện thoại trước mặt các con, Bởi lẽ việc hạn chế sử dụng điện thoại hay các thiết
bị di động trong việc giao tiếpvới con
cái, đặc biệt là những trẻ có độ tuổi nhỏ, các bậc phụ huynh có thể giúp
tăng khả năng học từ của con.
Muốn
các con cai nghiện được tivi, điện thoại thì người lớn cũng cần từ bỏ thói quen xấu này, hạn chế tối đa việc lạm dụng các thiết bị điện tử
smartphone,.. Kể cả cô giáo và bố mẹ,
tuyệt đối tránh việc sử dụng điện thoại làm việc riêng khi ở gần các con, nếu cần hãy ra khỏi phòng nơi có bé mới
sử dụng. Hay cho trẻ thấy rằng cha mẹ
muốn được đọc sách, chơi trò chơi hoặc trò chuyện cùng con hơn là xem tivi, điện thoại. Trẻ nhỏ học hỏi từ hành động hơn
là từ lời nói của người lớn.
Khoa
học đã chứng minh rằng: Bố mẹ ít dùng điện thoại, nói chuyện nhiều với con sẽ giúp trẻ học ngôn ngữ nhanh hơn. Chính vì vậy, người lớn cần
hạn chế sử dụng điện thoại hay các thiết
bị di động trong khi giao tiếp với con cái
Đối với
các bé, việc đầu tiên là cha mẹ nên hạn chế tối đa trong việc cho trẻ tiếp xúc với điện thoại trong những khoảng thời gian không cần thiết như
giờ ăn, lúc đi lại hay về nhà vào buổi
chiều tối. Cha mẹ nên cài đặt điện thoại ở chế độ rung và tắt hết thông báo ở các nhóm đã tham gia tránh
gây chú ý cho trẻ. Và cũng nên thiết lập
một số khu vực trong nhà mà không được dùng điện thoại như phòng ăn, phòng ngủ,..để không ảnh hưởng đến việc ăn uống,
nghỉ ngơi của các bé.
* Gỡ hết
các ứng dụng Youtube, trò chơi, trang quảng cáo tự động trên máy Thông
thường khi có điện thoại hay tivi trẻ thường vào Youtube để xem các nội dung phim hoạt hình, ca nhạc hoặc những quảng cáo ngộ nghĩnh, một số
trẻ sành hơn có thể chơi game. Bố mẹ nên
quản lý và giới hạn các nội dung con được phép
vào xem bằng cách tải sẵn về máy những video có tính giáo dục, nhân văn như: truyện cổ tích, trang thơ hay, câu chuyện tiềm
thức, thế giới động vật,.. đồng thời gỡ
bỏ hết các ứng dụng game, youtube trên điện thoại
* Quy
định thời gian trẻ được phép xem tivi, điện thoại.
Cha mẹ
nên quy định một khoảng thời gian cụ thể cho con được phép xem điện thoại hay tivi phù hợp với độ tuổi và nhận thức, sự chú ý của trẻ
để không ảnh hưởng đến thị giác và tâm lý
trẻ. Ban đầu có thể là giới hạn tối đa cho trẻ xem khoảng 1 tiếng ngày, sau đó giảm dần trong các ngày
tiếp theo. Đến khi hết thời gian, cha mẹ
cũng phải dứt khoát cất điện thoại hay tắt tivi đi. Tránh việc dừng đột ngột có thể gây ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Thời
gian cho trẻ xem điện thoại hay ti vi có thể là một giờ cố định nào đó trong ngày như khung giờ sau khi cả nhà ăn tối xong. Hoặc có thể ngoại
lệ một chút để “thưởng” kích thích cho
các con mỗi khi con làm được một việc gì tốt hoặc con ngoan hơn mọi ngày.
Vấn đề
đặt ra ở đây là các bậc phụ huynh sẽ cho con xem cái gì hay học như thế nào trên điện thoại, ti
vi?
Đây là
một vấn đề tôi băn khoăn, trăn trở và tìm tòi để phối hợp các bậc phụ huynh đồng hành cùng con của mình. Bản thân tôi đã tham gia vào rất
nhiều các trang nhóm cộng đồng trên mạng
xã hội facebook hay zalo để học hỏi kinh nghiệmtừ
các bạn bè, đồng nghiệp. Ví dụ như trang: Hội cha mẹ yêu giáo dục sớm, hội bà mẹ bỉm
sữa đồng hành cùng con, cộng đồng cha mẹ muốn chơi cùng con...
Mới đầu
có thể có người nghĩ rằng nó đang mâu thuẫn bởi cô giáo đang phối hợp giúp bố mẹ hạn chế thời lượng xem điện thoại hay tivi cho con mà lại
giới thiệu phụ huynh cho con học trên
điện thoại. Điều này cũng dễ trả lời, bởi sẽ không thể tuyệt đối cấm đoán các con trong thời buổi công nghệ hiện đại
này, thay vì cho con xem các nội dung vô
bổ trên Youtube, hoạt hình thì thời gian con xem điện thoại ấy giúp con phát triển tư duy, ngôn ngữ.
Thực
hiện “kỷ luật không nước mắt”: Ngoài việc quy định thời gian cho trẻ được xem tivi, điện thoại trong một ngày, cha mẹ cũng nên đưa ra những
hình thức khi con mắc lỗi bằng cách hạn
chế hoặc không được mượn điện thoại hoặc xem ti vi trong ngày hôm đó. Ví dụ, con chơi xong không dọn đồ chơi thì con
không được xem điện thoại, ti vi trong
buổi tối hoặc không chào hỏi người lớn sẽ không được xem trong ba giờ và tuyệt đối không được đòi, khóc,...
Bằng cách này, cha mẹ sẽ từ từ cách ly
thiết bị điện tử khỏi trẻ.
* Dành
thời gian đồng hành bên con mỗi ngày: Duy trì việc quản lý giờ giấc của con thật sự cần kiên trì. Vì đôi lúc bận bịu công việc, các bậc cha
mẹ thường “quên” đi một vài ngày và thế
là mọi việc lại bắt đầu lại.
Nội dung 3: Tổ chức một
số hoạt động trên lớp nhằm giáo dục trẻ về tác
hại của việc xem ti vi hay điện thoại nhiều và giúp trẻ tích cực tham gia các trò chơi.
Tổ chức hoạt động học:
Trong
quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, tôi đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp kiến thức cho trẻ bằng cách xây dựng các tiết học lồng ghép kỹ năng
sống vào trong các hoạt động dạy trẻ trên
lớp.
Ví dụ 1: Trong chủ đề “Một số đồ dùng gia đình”
tôi cho trẻ khám phá khoa học “Một số đồ dùng sử dụng điện”.
* Mục
đích:
Trẻ biết tên công dụng và lợi ích của 1 số đồ
dùng sử dụng điện trong gia đình như bàn là, nồi sơm điện,
quạt điện, ti vi. Trẻ biết sử dụng các đồ
dùng điện một cách an toàn, tiết kiệm. *
Kỹ năng:
- Phát
triển kỹ năng quan sát, nhận xét và ghi nhớ có chủ định cho trẻ. - Phát triển
ngôn ngữ cho trẻ, trẻ trả lời các câu hỏi của cô rõ ràng, đủ câu. - Phát triển
kỹ năng hợp tác chơi theo nhóm.
* Thái
độ: Giáo
dục trẻ biết cách sử dụng các đồ dùng điện một cách tiết kiệm, xem ti vi đúng thời gian và đúng khoảng cách để giữ gìn và bảo vệ mắt.
Bên cạnh đó, trong những giờ đón, trả trẻ hay
hoạt động chiều, tôi thường xuyên tạo
tình hướng cho trẻ phán đoán, thảo luận và đưa ra ý kiến của mình. Bên
cạnh đó, trong những giờ đón, trả trẻ hay hoạt động chiều, tôi thường xuyên tạo tình huống cho trẻ phán đoán, thảo luận và
đưa ra ý kiến của mình
* Trò chuyện thông qua hoạt động chiều, trò
chuyện, tạo tình huống
Ví dụ
1: Trong
giờ hoạt động chiều chủ đề gia đình. Cô xây dựng giờ hoạt động chiều “Ngày nghỉ cuối tuần của bé”
* Mục
đích:
Cháu
được trò chuyện cùng cô về hai ngày nghỉ cuối tuần. Cháu kể được công việc của mình đã giúp bố, mẹ trong ngày nghỉ nhằm phát triển ngôn ngữ, trí tưởng tượng cho trẻ
Giáo
dục trẻ biết quan tâm, giúp đỡ mọi người. giáo dục trẻ có ý thức thực hiện công việc được giao
* Chuẩn
bị:
Cô
chuẩn bị câu chuyện kể cho cháu nghe về ngày cuối tuần của cô đề ra tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần
Giáo
dục trẻ biết quan tâm, giúp đỡ bố mẹ nhưng công việc vừa sức của mình. Vâng lời ông bà bố mẹ, không được tự ý xem ti vi điện thoại khi chưa
được bố mẹ cho phép. Từ đó cô cháu thống
nhất đề ra tiêu chuẩn bé ngoan trong tuần như bé ngoan chào cô, bé ngoan đi học đều, bé ngoan biết giúp đỡ mẹ, bé ngoan
không khóc nhè, bé ngoan không tự ý xem
tivi hay điện thoại,... để động viên khích lệ trẻ.
Trong
những giờ đón, trả trẻ tôi thường xuyên dành thời gian để trò chuyện với trẻ. Đơn giản chỉ là những câu hỏi nhỏ quan tâm đến bé như hôm qua
về nhà con đã có gì vui? Con đã giúp mẹ
làm gì? Hôm nay về nhà con thích được làm gì nhất?... Trẻ sẽ thỏa sức bộc lộ những mong muốn hay khoe những thành
tích của mình với cô. Đồng thời tôi cũng
tạo ra những tình huống có vấn đề cho trẻ đưa ra nhận xét và nêu cách giải quyết của mình
* Thông qua trò
chơi vận động:
Như
chúng ta đã biết, một cơ thể khỏe mạnh không chỉ
phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng mà còn cần những hoạt động thể chất.
Đặc biệt các trẻ ở lứa tuổi mầm non lại cần điều này hơn ai hết.
Những
trò chơi vận động không chỉ giúp cho trẻ phát triển thể chất mà còn nâng cao trí thông minh một cách hiệu quả. Phát triển vận động góp phần
tăng cường bảo vệ sức khỏe. Các bài tập
vận động vừa sức giúp cơ thể trẻ thoải mái, kích thích hoạt động của của các hệ cơ quan. Đặc biệt khi trẻ luyện tập
với các yếu tố tự nhiên như nước, ánh
nắng mặt trời, không khí sẽ giúp cho trẻ dễ thích nghi hơn với môi trường sống bên ngoài và tăng cường sức đề
kháng của cơ thể.
Tôi
luôn lồng ghép tổ chức các trò chơi vận động trong lớp, ngoài trời hay trong và ngoài tiết học một cách hợp lý, khiến trẻ hứng thú hơn.
(Hình
ảnh 16)
Tôi
nhận thấy rằng bất kỳ một trò chơi vận động nào cũng khiến trẻ thích thú, đơn giản chỉ là đuổi theo những quả bóng tròn đang lăn trên sân hay
trò chơi cùng những chiếc dây thừng cũng
khiến trẻ đam mê cả buổi ngoài trời mà không hề nhàm chán. (Hình ảnh 17,18 )
Một
điều tuyệt vời thu được là khi tham gia các trò chơi vận động sẽ giúp trẻ ngày càng tự tin hơn khi đạt được những thành quả của mình. Sẽ giúp trẻ
mạnh dạn giao tiếp, hòa đồng với mọi
người, vượt qua bao sự rụt dè và khó khăn ban đầu.
Thông
qua dạo chơi ngoài trời:
Không
chỉ các trò chơi trong lớp tôi còn đặc biệt chú ý
quan tâm đến các hoạt động trải nghiệm ngoài trời nhằm kích thích sự tìm
tòi, khám phá sáng tạo của trẻ.
Dạo
chơi ngoài trời là một trong những hoạt động vui chơi có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp trẻ được hít thở không khí trong lành, được quan
sát và ngắm nhìn thế giới xung quanh mà
trẻ hứng thú nhất. Trẻ nhận thức được thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc, tìm hiểu, khám phá và quan
tâm những gì xảy ra ở cuộc sống xung
quanh mình. Qua hoạt động ngoài trời, trẻ thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu khám phá của bản thân. Hoạt động dạo chơi ngoài trời tạo cho
trẻ sự nhanh nhẹn, phấn khởi, vui nhộn, tâm lý thoải mái và hứng thú với môi trường tự
nhiên. Đồng thời giúp trẻ tự tin, mạnh
dạn hơn. (Hình ảnh 19)
Nội
dung 4: Làm đồ dùng đồ chơi, hướng dẫn một số trò chơi đơn giản giúp cha mẹ đồng hành cùng con tại nhà.
Dù bận
đến mấy các bậc cha mẹ cũng nên sắp xếp thời gian để chơi đùa cùng con. Đây là cách tốt nhất để loại bỏ thói quen xem điện thoại, ti
vi của trẻ. Cuộc sống hiện đại khiến các
bậc cha mẹ ít thời gian dành cho con, điều này khiến trẻ cảm thấy cô đơn, không biết làm gì và chúng sẽ có
xu hướng giải tỏa cảm xúc bằng việc xem
các video trên Youtube.
Chính
vì vậy, thay vì bỏ mặc con cha mẹ cần dành nhiều thời gian chơi và quan tâm tới trẻ. Đơn giản như khi về đến nhà, cha mẹ có thể rủ con cùng
vào bếp, cùng nhặt rau hay cùng dọn dẹp
nhà cửa, trò chuyện và hỏi han các hoạt động trong ngày của con. Mỗi ngày, các bố mẹ có thể có những hoạt động, trò
chơi để tạo sự hứng thú cho trẻ, ví dụ,
cùng con vẽ một bức tranh, xếp hình, tô màu hay đọc truyện,... (Hình ảnh 26, 27)
Để đồng
hành cùng phụ huynh, tôi thường xuyên thiết kế chia sẻ các file tô màu, cắt dán hay file học toán như hình dạng, kích thước... theo các chủ
đề bé học, dôi khi kèm theo những video
làm mẫu để phụ huynh dễ dàng hướng dẫn con học
tại nhà. Điều này phụ huynh rất phấn khởi và không gặp trở ngại trong việc
dạy con tại nhà.. (Hình ảnh 28,29, 30, 31)
Đối với
trẻ mầm non đang tuổi thích khám phá tìm tòi và trải nghiệm, việc đồng hành cùng con sẽ dễ dàng hơn rất nhiều khi cha mẹ có đồ chơi chơi
cùng con. Chính vì vậy tôi đã thiết kế
những trò chơi để giúp ba mẹ khơi dậy sự hào hứng của trẻ qua những ý tưởng đơn giản, thú vị mà ngay cả
những ông bố, bà mẹ bận rộn nhất hay
những bảo mẫu chăm sóc trẻ đều có thể thực hiện được, kể cả trong nhà hay ngoài trời, mùa hè hay mùa đông, lúc yên tĩnh
hay bận rộn.
Bản
thân tôi trong năm học rất tích cực làm đồ dùng đồ chơi tự tạo từ những nguyên vật liệu sẵn có, góp phần làm phong phú đa dạng hơn các loại đồ
chơi trong lớp học của mình và hơn nữa là
giảm chi phí mua sắm nhờ vào việc tận dụng những
nguồn nguyên liệu sẵn có như chai lọ, bìa catton, cốc đĩa giấy, hộp giầy cũ,
nắp chai nhựa, sỏi đá... ( Hình ảnh 32)
* Một số trò chơi cha mẹ dễ dàng chơi tại nhà
cùng con
Tôi
luôn tìm tòi để tạo ra những trò chơi, sáng tạo đồ dùng đồ chơi mang tính mở để kích thích được sự tò mò, khám phá và tạo nhiều hứng thú cho
trẻ hơn so với các đồ chơi đã có sẵn
trong lớp mình. Những đồ chơi đó nhìn sẽ thấy rất đơn giản nhưng lại vô cùng hấp dẫn đối với trẻ.
Trò
chơi 1: Những chiếc cốc vui nhộn
Trò chơi 2: Trái bóng tròn ngộ
nghĩnh
Trò chơi 3: Những chiếc hộp
diệu kỳ
Qua
việc đồng hành cùng phụ huynh dạy trẻ tại nhà và giúp các cháu sử dụng thiết bị điện tử một cách khoa học tôi thấy trẻ tiến bộ hơn rất
nhiều so với đầu năm, cháu vui vẻ và tích
cực hơn, vâng lời người lớn hơn
III. HIỆU
QUẢ THỰC HIỆN CỦA VIỆC ÁP DỤNG CÁC BIỆN PHÁP THỰC TẾ HOẠT ĐỘNG.
* Về
phía trẻ:
Trẻ
ngoan hơn, biết nghe lời người lớn hơn và đặc biệt là trẻ biết chỉ được xem ti vi hay điện thoại đúng giờ quy định và khi được sự đồng ý của ba
mẹ hay người lớn tuổi.
Tăng sự
tập trung, khéo léo. Trí tưởng tượng của trẻ phong phú. Ngôn ngữ của trẻ phát triển mạch lạc hơn, tư duy sáng tạo và tư duy
logic được hình thành và phát triển nhạy
bén, linh hoạt hơn.
Khi
được vui chơi cùng bạn, tình cảm của trẻ phát triển, trẻ biết chia sẻ, đoàn kết cùng bạn để hoàn thành trò chơi. Kỹ năng làm việc nhóm, hợp tác
của trẻ được hình thành và củng cố.
Trẻ
mạnh dạn tự tin, năng động trong giao tiếp, biết nêu lên ý kiến của mình và tích cực thể hiện sự sáng tạo của mình. Đặc biệt là trẻ đã chủ động
tham gia một công việc mà cha mẹ hay cô
giáo giao. Tích cực hơn trong những hoạt động trên lớp.
* Về
bản thân giáo viên:
Tôi
thấy mình đã nâng cao được phong cách nghệ thuật lên lớp, khả năng thu hút trẻ và đặc biệt là khả năng tuyên truyền thuyết phục phụ huynh.
Tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm qua việc
đồng hành cùng trẻ trên lớp, kể cả những
điều nhỏ nhất. Tạo ra sự gắn bó giữa cô giáo và trẻ, cô giáo thêm yêu nghề, mến trẻ. Tạo mối quan hệ mở giữa cô giáo và phụ huynh.
* Về
phía phụ huynh:
Cha mẹ
không lạm dụng điện thoại hay ti vi cho trẻ khi ăn, khi bận việc riêng. Dành thời gian trò chuyện, chơi cùng con nhiều hơn khi ở nhà.
Khi ba mẹ đồng hành cùng con giúp tình cảm mẹ
con gắn kết, gia đình hạnh phúc hơn. Từ
đó dạy các con lòng yêu thương và chia sẻ rất lớn. Đồng thời rèn cho bé tính kỷ luật, nghiêm túc trong cuộc sống.
Việc cô
giáo đồng hành cùng phụ huynh tại nhà sẽ giúp cho mối quan hệ giữa gia đình và cô giáo, nhà trường thêm gắn bó; phụ huynh yên tâm tin
tưởng cô giáo, nhà trường và sẵn sàng
tham gia các phong trào hoạt động của nhà trường khi cần thiết.
Qua quá
trình áp dụng biện pháp, bản thân tôi đã thu được kết quả như sau:
STT |
Nội
dung khảo sát |
Thường
xuyên |
Ít
khi |
||
Số
lượng |
Tỷ
lệ |
Số
lượng |
Tỷ lệ |
||
1 |
Trẻ sử dụng ti vi, điện thoại xem Youtube/ hoạt hình |
3/30 |
10% |
27/30 |
90% |
2 2 |
Cha mẹ sử dụng tivi, điện thoại cho trẻ ăn/ khi làm việc riêng |
2/30 |
07% |
28/30 |
93% |
3 3 |
Cha mẹ xem điện thoại trước mặt con |
4/30 |
13% |
26/30 |
87% |
4 4 |
Dành thời gian trò chuyện/ chơi cùng con |
28/30 |
93% |
2/30 |
07% |
5 5 |
Trẻ chủ động tham gia một công việc được giao/ các hoạt động ở trường lớp. |
28/30 |
93% |
2/30 |
07% |
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Là một
giáo viên tôi nhận thức việc trẻ tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử như ti
vi, điện thoại, máy tính là rất nguy hiểm. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển
toàn diện của một đứa trẻ. Vì vậy việc phối hợp cùng phụ huynh
giúp trẻ mẫu giáo 5 tuổi hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử và một
việc làm rất cần thiết và cấp bách. Thay vì
dành nhiều thời gian cho việc sử dụng điện thoại di động như trước đây. Ba mẹ
có thể cho con tham gia các lớp học lập trình để trẻ chuyển đổi hành vi từ việc
sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử 1 cách thụ động thành chủ động lập
trình sáng tạo ra những trò chơi riêng cho mình. Giúp tăng khả năng tư duy
logic và sáng tạo ở trẻ
Tư duy của
trẻ mầm non là tư duy trực quan hành động chính vì thế môi trường chăm sóc,
giáo dục trẻ là yếu tố quyết định để đảm bảo hiệu quả tiếp thu của trẻ Mầm non.
Môi trường luôn có tác động rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách
con người nói chung và trẻ Mầm non nói riêng thông qua các hoạt động hàng ngày.
Vì vậy việc tạo môi trường thân thiện, an toàn,
lành mạnh nói không với thiết bị điện tử trong lớp học mầm non cũng như ở nhà của
trẻ là một trong những yếu tố quan trọng để giúp trẻ phát triển toàn diện và
tích cực.
Một lần
nữa tôi muốn khẳng định rằng việc tạo môi trường chăm sóc, giáo dục trẻ an
toàn, lành mạnh và thân thiện là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa
vô cùng quan
trọng trong quá trình tiếp thu các kiến thức mà cô cung cấp để phát triển nhận
thức thì bên cạnh đó còn giúp trẻ phát triển thể chất, ngôn ngữ, tình cảm xã hội
và thẩm mỹ.
2. Kiến nghị.
Đối với nhà trường:
BGH nhà trường
có kế hoạch tham mưu với các cấp có thẩm quyền cũng như kêu gọi các nhà hảo tâm, đầu tư xây dựng sân
trường đảm bảo an toàn cho trẻ hoạt động.
Xây dựng
khu vận động, bể cá, để cho trẻ được vui chơi hoạt động; bởi vì hoạt động ngoài
trời thì môi trường hoạt động phải đầy đủ, hấp dẫn, đảm bảo an
toàn thì kết quả đạt được mới cao.
Cần mua nhiều tài liệu về
giáo dục mầm non để giáo viên tự tham khảo,
học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Đối với
giáo viên.
Nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua
sách báo, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động để trẻ có kiến thức sâu
đáp ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ.
- Luôn có ý tìm tòi và sưu tầm những trò chơi hay lạ, những đề tài
khám phá để hướng trẻ quan sát thử nghiệm.
Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần
gũi xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó.
Luôn có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật
liệu mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động.
Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ dựa vào ý trẻ để giúp
trẻ phát triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới.
Cô luôn tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình.
Làm tốt công tác tuyên truyền để có phương pháp dạy trẻ phù hợp, tận
dụng được nguồn học liệu và phế liệu do phụ huynh cung cấp.
Đối với phụ huynh
- Phụ huynh cần hạn chế sử dụng điện thoại trước mặt trẻ.
- Không nên lạm dụng ti vi, điện thoại để dỗ giành trẻ.
- Dành nhiều thời gian để vui chơi, trò chuyện với con nhiều hơn.
* TÍNH
MỚI, TÍNH SÁNG TẠO CỦA GIẢI PHÁP
- Tính
mới
Việc
giúp trẻ hạn chế thời gian sử dụng các thiết bị điện tử, biết sử dụng các thiết bị điện tử khoa học trong một thời gian phù hợp với tâm sinh lý độ
tuổi của trẻ để tham gia vào các trò chơi
do ba mẹ, cô giáo thiết kế mang lại nhiều ưu điểm:
Giúp
trẻ thông minh, nhanh nhẹn hơn. Tư duy và ngôn ngữ của trẻ linh hoạt, nhạy bén hơn. Trẻ có một vốn từ vựng phong phú hơn.
Thông
qua việc chơi các trò chơi và đồ chơi, trẻ sáng tạo, trẻ mạnh dạn, tự tin và thích thể hiện được mình. Đồng thời trẻ vui vẻ hoàn thành công
việc được giao.
Các đồ
chơi để cha mẹ đồng hành cùng con đều từ nguyên liệu dễ kiếm có trong gia đình, cách làm đơn giản, không tốn kém về thời gian và kinh
phí. Tạo được hứng thú cho trẻ trong các
hoạt động, giúp trẻ và ba mẹ có cách sử dụng
thiết bị điện tử khoa học, tiền đề của việc đi vào nền nếp học tập nghiêm túc
của trẻ sau này.
- Tính
sáng tạo
Việc sử
dụng các thiết bị điện tử khoa học với nội dung lành mạnh mang tính giáo dục phù hợp với nhận thức độ tuổi được giáo viên và phụ huynh
phối hợp thực hiện đồng hành cùng trẻ sẽ
mang lai hiệu quả cao, giúp cho trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt và có các kỹ năng về xã hội tốt.
Phát
huy được khả năng sáng tạo, tìm tòi của cô giáo, ba mẹ và bản thân trẻ. Các đồ chơi có thể sử dụng linh hoạt trong nhà, ngoài trời. Một số trò
chơi dễ dàng tìm đồ dùng thay thế.
Bất kỳ
ai trong gia đình cũng có thể đồng hành cùng bé được, chỉ cần cha mẹ có mong muốn được đồng hành cùng con.
Đối với nhà trường
Đối với giáo viên
IV. PHẠM VI ÁP DỤNG
* Điều
kiện áp dụng: Các biện pháp đưa ra không chỉ áp dụng riêng cho
một giáo viên hay một phụ huynh nào mà với tất cả các phụ huynh có con nhỏ
và các
giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở độ tuổi mẫu
giáo.
* Khả
năng áp dụng: Đã áp dụng thực hiện tại lớp mẫu giáo 3TB2 trường mầm non Trung Sơn. Có thể áp dụng được ở tất cả các lớp mẫu giáo khác
trong
các trường mầm non.
Trên
đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi trong việc phối
hợp cùng phụ huynh giúp trẻ hạn chế
thời gian sử dụng các thiết bị điện tử góp
phần nâng cao khả năng tuyên truyền, phối hợp của giáo viên với phụ huynh.
Đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục ở
trường mầm non được áp dụng trong quá trình thực hiện ở Trường mầm non Trung Sơn. Kính mong nhận được sự góp ý của ban
giám hiệu nhà trường, lãnh đạo các cấp,
bạn bè đồng nghiệp để bản sáng kiến được hoàn thiện hơn, để bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình
thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng với yêu cầu
ngày càng phát triển của đất nước.
Tôi xin chân thành cảm ơn./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét